Kỹ năng giao tiếp dành cho điều dưỡng viên

Lượt xem: 13569 | Đăng bởi: phamtrang

Đối với nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng viên, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đóng vai trò quan trọng. Theo đó, điều dưỡng viên muốn thành công với nghề thì ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố không thể thiếu.

Vai trò của kỹ năng giao tiếp đối với điều dưỡng viên

Kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng viên tốt sẽ giúp cho quá trình trao đổi thông tin giữa diều dưỡng viên và bệnh nhân thuận lợi hơn. Sự ân cần, cởi mở của nhân viên y tế luôn là yếu tố cần thiết để tạo tâm lý thoải mái, được tôn trọng cho bệnh nhân. Trong khi đó, tinh thần đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hiệu quả điều trị.

ky-nang-giao-tiep-cho-dieu-duong-vien

Nếu may mắn được tiếp xúc với những điều dưỡng viên có khiếu hài hước thì chắc chắn sẽ có lợi cho những ngày tháng sống trong bệnh viện của bệnh nhân, giúp hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị.

Kỹ năng giao tiếp dành cho điều dưỡng viên

- Điều dưỡng viên phải luôn ân cần, niềm nở, chu đáo và nhiệt tình khi tiếp xúc hay hướng dẫn bệnh nhân và người nhà trong quá trình thực hiện thủ tục thăm khám, điều trị.

- Bệnh nhân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có những người trình độ học vấn thấp, hiểu biết hạn chế. Do đó, điều dưỡng viên cần tận tình hướng dẫn cho họ một cách tỉ mỉ và kiên nhẫn.

- Khi đưa bệnh nhân đi kiểm tra, làm xét nghiệm hoặc khi cấp phát thuốc cần giải thích thật cặn sẽ để bệnh nhân tuân thủ đúng chỉ dẫn.

- Điều dưỡng viên cần vận dụng tốt kiến thức chuyên ngành y dược để có thể giải thích mọi vấn đề cho bệnh nhân.

- Chủ động lắng nghe, chia sẻ và thể hiện sự đồng cảm với bệnh nhân qua cả giọng nói, cách nói, nụ cười và cả ánh mắt, để bệnh nhân cảm nhận được sự thân thiện.

- Điều dưỡng viên cần tuân thủ đúng quy trình điều dưỡng

Hình thức giao tiếp của điều dưỡng viên với bệnh nhân

- Giao tiếp bằng lời nói: Sử dụng lời nói nhẹ nhàng, lịch sự với ngôn ngữ, ngữ điệu, giọng nói và âm sắc phù hợp với từng bệnh nhân khác nhau. Với trẻ nhỏ phải nghiêm nghị nhưng cũng phải dễ thương; với người lớn tuổi cần nói to, rõ ràng, từ tốn; với người khó tính cần thể hiện sự chân thành, tỉ mỉ, kiên nhân… Và với mọi bệnh nhân, cách nói của bạn cần thể hiện sự tôn trọng, nhưng vẫn tạo cảm giác gần gũi, vui vẻ.

- Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể: Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, các động tác tay chân để biểu đạt với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân một cách đầy đủ, dễ hiểu nhất.

Lưu ý: Trong quá trình giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, cần chịu khó lắng nghe, tránh ngắt lời hoặc tỏ thái độ không muốn nghe nữa khi bệnh nhân đang tâm sự, trình bày vấn đề./.

Tin tức khác

Đăng ký online

  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp y h�  nội
  • Sở giáo dục đ� o tạo h�  nội
  • Bộ giáo dục v�  đ� o tạo
  • Sở giáo dục đ� o tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích