Trầm cảm ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Lượt xem: 1418 | Đăng bởi: phamtrang

Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 850.000 người thiệt mạng vì bệnh trầm cảm. Trên thực tế, trầm cảm không chỉ giới hạn ảnh hưởng ở tâm lý mà còn gây nên những thay đổi tiêu cực ở khắp cơ thể. Bệnh nhân trầm cảm rất dễ phát triển các vấn đề khác về sức khỏe. Vậy trầm cảm ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Ảnh hưởng của trầm cảm tới hệ thần kinh trung ương

anh-huong-cua-tram-cam

Bệnh trầm cảm có nhiều biểu hiện dễ bị bỏ qua, nhất là ở trẻ em, người già thường có tâm lý đánh đồng mọi triệu chứng bất thường với bệnh tuổi già. Bệnh nhân trầm cảm thường cảm thấy đau buồn, tội lỗi, hay phàn nàn về cảm giác mệt mỏi, đồng thời cũng có xu hướng khó ngủ.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường cảm thấy khó chịu, dễ cáu giận, không hứng thú với các hoạt động giải trí hay giao tiếp, bao gồm cả quan hệ tình dục. Có thể hiểu đơn giản là cảm giác tuyệt vọng, trống rỗng, khó bày tỏ cảm xúc. Trên thực tế, không phải ai trầm cảm cũng hay kêu ca, phàn nàn và không phải ai hay kêu ca khóc lóc cũng là bị trầm cảm.

Do những tác động tới hệ thần kinh mà bệnh nhân trầm cảm cũng rất khó tập trung cao độ, trí nhớ giảm, khó đưa ra quyết định, hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ xã hội hoặc duy trì lịch trình làm việc bình thường.

Bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ tự tử rất cao cũng vì hay suy nghĩ tiêu cực, không chịu chia sẻ và có khuynh hướng tự làm tổn thương chính mình.

Ảnh hưởng của trầm cảm đến hệ tiêu hóa

Bệnh nhân trầm cảm thường có khuynh hướng thay đổi thói quen ăn uống, chủ yếu là thèm ăn và ăn quá nhiều, dẫn tới không kiểm soát được cân nặng, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, béo phì...

anh-huong-cua-tram-cam

Trong khi đó cũng có một bộ phận bệnh nhân không thích thức ăn bổ dưỡng hoặc chán ăn, thường bị táo bón, đau bụng, chuột rút, suy dinh dưỡng. Dù bệnh nhân uống thuốc thì các triệu chứng cũng không được cải thiện đáng kể.

Ảnh hưởng của trầm cảm đến tim mạch và hệ miễn dịch

Nguy cơ bị đau tim ở những bệnh nhân trầm cảm thậm chí còn cao hơn cả người hút thuốc lá, bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường hay cholesterol cao. Trầm cảm có thể làm tăng hormone stress trong cơ thể, dẫn tới tăng nhịp tim, khiến mạch máu co thắt mạnh, tăng áp lực, dần dần gây nên bệnh tim.

Ngoài ra, trầm cảm còn tác động xấu tới hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và giảm khả năng đề kháng với các tác nhân gây bệnh./.

Tin tức khác

Đăng ký online

  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp y h�  nội
  • Sở giáo dục đ� o tạo h�  nội
  • Bộ giáo dục v�  đ� o tạo
  • Sở giáo dục đ� o tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích