Nguyên nhân và cách giảm chứng đau vai

Lượt xem: 1004 | Đăng bởi: phamtrang

Đai vai là một chứng bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Có rất nhiều nguyên nhân và cách giảm chứng đau vai khác nhau mà bạn có thể áp dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây đau vai

Sưng đau gân của chóp xoay (sợi dây liên kết giữa cơ và xương của phần vai phục trách thực hiện chuyển động xoay) là nguyên nhân thông thường của đau vai. Một nguyên nhân phổ biến khác của chứng đau vai cũng có thể do viêm bao hoạt dịch, là túi dung dịch ở phần cao nhất của vai. Thông thường, bạn sẽ thấy đau vai sau một số hoạt động đòi hỏi phải nâng cánh tay, hoặc cũng có thể đau vai sau một chấn thương nào đó mà bạn không để ý.

nguyen-nhan-va-cach-chua-dau-vai

Xương cách tay và xương bả vai tạo nên khớp chính của vai. Ổ khớp thường nông, tạo độ linh hoạt trong cử động cánh tay. Chóp xoay được tạo nên từ 4 cơ bao quanh xương bả vai, giữ cho vai ổn định trong quá trình cánh tay chuyển động.

Chóp xoay tổn thương như thế nào?

Gân của cơ đỉnh vai thường dễ xảy ra chấn thương do nằm giữa các xương. Khi bị chèn ép giữa hai xương, gân sẽ bị viêm, đau và sưng. Bên cạnh đó, bao dịch đệm ở phía dưới cũng dễ bị tổn thương theo.

Khi chóp xoay bị tổn thương, cơ đau sẽ xuất hiện ở ngoài vai hoặc phía trước, nghiêm trọng hơn khi nâng vật gì đó hoặc giơ tay cao quá đầu. Tình trạng này làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm và cản trở thực hiện những công việc thường ngày.

nguyen-nhan-va-cach-chua-dau-vai

Cách giảm chứng đau vai hiệu quả

Điều trị sớm sẽ giúp giảm chứng đau vai và phục hồi chức năng vai. Nếu để tình hình nghiêm trọng, sẽ có thể xảy ra biến chứng, phát triển thành đau vai mạn tính, tái phát liên tục, thậm chí gây tổn thương suốt đời, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.

Theo đó, để giảm chứng đau vai, bạn cần để vai được thư hạn, không vận động mạnh, không mang vác vật nặng, chơi những môn thể thao dễ lam tổn thương khớp vai như quần vợt... Bên cạnh đó, có thể kết hợp chườm đá, bôi thuốc chống viêm không steroid như naproxen hay ibuprofen và trong một vài trường hợp cũng có thể tiêm thuốc chống viêm steroids.

Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp một số bài tập giúp phục hồi chức năng. Đơn giản nhất là gập và xoay vai theo vòng tròn lớn một cách nhẹ nhàng để tránh nguy cơ vai đóng băng - một biến chứng nghiêm trọng của chấn thương chóp xoay. Sau đó là thực hiện các bài tập kháng lực với sự hỗ trợ của quả tạ nhẹ hoặc ống cao su. Cuối cùng là tập luyện kháng lực với vật nặng hoặc không dùng vật nặng.

Lưu ý, việc điều trị nên có hướng dẫn của bác sĩ. Khi tập luyện cần có huấn luyện viên thể hình hoặc cán bộ y tế có chuyên môn về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Trong một số trường hợp chấn thương vai nghiêm trọng, lâu năm, có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều trị./.

Tin tức khác

Đăng ký online

  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp y h�  nội
  • Sở giáo dục đ� o tạo h�  nội
  • Bộ giáo dục v�  đ� o tạo
  • Sở giáo dục đ� o tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích