Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh lao phổi

Lượt xem: 5751 | Đăng bởi: admin

Làm việc quá sức, sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, thức khuya và mất ngủ thường xuyên... đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh lao phổi.
 

Việt Nam hiện đang đứng thứ 12 trong số các quốc gia có tình trạng bệnh lao phổi nghiêm trọng nhất thế giới với khoảng 130 nghìn người mắc và 18 nghìn người chết vì bệnh lao mỗi năm. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là phải chăng là do thói quen sống thiếu lành mạnh của người Việt đã làm tăng nguy cơ bệnh lao phổi?

benh-lao-phoi

Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

1. Các đối tượng dễ mắc bệnh lao phổi?

Một thời gian dài khá nhiều người nhầm lẫn, cho rằng lao phổi là bệnh di truyền. Nhưng thực tế, đây là bệnh lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc thường xuyên với nguồn bệnh. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ và những người hệ miễn dịch yếu thì càng tiếp xúc lâu dài và trực tiếp với nguồn bệnh, nguy cơ lây nhiễm càng cao.

Do đó, khi phát hiện trượng hợp bị lao phổi, bác sĩ thường khuyên người nhà hay những người sinh sống cùng bệnh nhân hàn chế tiếp xúc gần, đồng thời phải tiến hành khám sàng lọc và theo dõi trong 2 năm tiếp theo. Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng khả nghi nào (sốt nhẹ về chiều, ho kéo dài, đổ mồ hôi vào ban đêm, gây sút cân,...) cần tới cơ sở y tế để kiểm tra ngay.

Ngoài trẻ nhỏ và người hệ miễn dịch yếu, đang nhiễm bệnh khác thì những nhân viên y tế, đặc biệt là người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi hoặc quản giáo theo dõi bệnh nhân mắc lao phổi ở trại giam... cũng là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.

Một số bệnh, một số trạng thái sức khỏe đặc biệt cũng là điều kiện thuận lợi dễ mắc lao phổi: bệnh bụi phổi, bệnh phổi do virut, bệnh đái tháo đường, loét dạ dày – tá tràng; có HIV/AIDS, suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, nghiện rượu, người già, dùng các thuốc giảm miễn dịch kéo dài (bệnh khớp, bệnh hệ thống)... do sức đề kháng suy giảm.

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh lao phổi

Căng thẳng tinh thần, điều kiện sống thấp, chiến tranh... đều là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của bệnh lao, trong đó có lao phổi.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi ở người bình thường bao gồm:

- Yếu tố gene:

Một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây đã đề cập tới vai trò của Haptoglobulin, hệ HLA và một số gene khác trong tính cảm nhiễm đối với bệnh lao.

- Làm việc quá sức: 

benh-lao-phoi2

Đã có không ít nghiên cứu khoa học chỉ ra các tác hại của việc lao động quá sức đối với sức khỏe, trong đó có việc làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho các loại vi trùng như vi trùng lao tấn công và gây bệnh.

- Thói quen bảo hộ kém:

Không sử dụng đồ bảo hộ lao động hay đeo khẩu trang khi đi ra ngoài môi trường là một thói quen cực kỳ xấu đối với sức khỏe. Khói bụi, rác rưởi, chất thải, không khí ô nhiễm chứa đầy rẫy các loại vi khuẩn, vi trùng, vi sinh vật gây hại có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua hoạt động hô hấp của con người, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, trong đó có nguy cơ mắc bệnh lao phổi.

- Thói quen uống rượu thường xuyên:

Rượu là chất kích thích có hại cho sức khỏe, làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn lao phát sinh, phát triển và gây bệnh. Đặc biệt, những người mắc bệnh lao và đang trong quá trình điều trị cần tuyệt đối tránh xa rượu bia.

Trên thực tế, danh hiệu "nước tiêu thụ nhiều bia rượu nhất thế giới" cũng là một trong những lý do khiến Việt Nam đứng thứ 12 trong số các quốc gia có tình trạng bệnh lao phổi nghiêm trọng nhất.

- Hút thuốc lá, lào:

Nhiều người nghĩ thuốc lá độc thì chuyển qua hút thuốc lào cho an toàn, nhưng thực tế là cả hai đều độc như nhau. Thuốc lá có chứa hàm lượng nicotin cao và hơn 40.000 chất độc khác. Với một người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ cần 50mg nicotin là có thể tử vong. Đó là chưa kể đến các chất độc gây ung thư vô cùng nguy hiểm khác.

Thói quen hút thuốc lá sẽ làm bạn tăng nguy cơ mắc lao phổi lên tới trên 80% so với người không hút thuốc lá. Tương tự như với rượu, bia, nhưng bệnh nhân đang điều trị lao phổi cũng cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá, thuốc lào.

- Thường xuyên thức khuya, mất ngủ: 

Thức khuya, mất ngủ thường xuyên khiến sa sút tinh thần, suy nhược cơ thể, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới sức đề kháng và chức năng miễn dịch. Đây là thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao phổi./.

Tin tức khác

Đăng ký online

  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp y h�  nội
  • Sở giáo dục đ� o tạo h�  nội
  • Bộ giáo dục v�  đ� o tạo
  • Sở giáo dục đ� o tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích